Thông tin cơ bản về hệ miễn dịch của trẻ

Càng ngày sự quan tâm đến sức khỏe càng nhiều thì nhu cầu tăng cường hệ hệ miễn dịch cho con của những người làm bố làm mẹ càng cao. Muốn nâng cao đề kháng, hệ miễn dịch cho con thì  đầu tiên bố mẹ cần phải hiểu thật rõ về hệ miễn dịch  nhé vì đó chính là nền tảng quan trọng để trả lời cho câu hỏi: làm cách nào để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả và an toàn

1. Hệ miễn dịch là gì?

Có rất nhiều định nghĩa và khái niệm về hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể người trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… và các yếu tố độc hại khác từ môi trường. Hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời mà còn tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ về sau.

2. Phân loại và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Do khác nhau về cơ chế hoạt động nên hệ miễn dịch của bé được phân thành 2 loại, bao gồm: Miễn dịch bẩm sinh ( miễn dịch thụ động) và miễn dịch đáp ứng ( miễn dịch chủ động).

Miễn dịch bẩm sinh (miễn dịch thụ động)

Đây là miễn được hình thành từ  trong quá rình mang thai, miễn dịch có sẵn khi cơ thể mới được sinh.

Trong miễn dịch bẩm sinh, mẹ cần ghi nhớ một điều quan trọng là miễn dịch bẩm sinh bé nhận được chủ yếu là các kháng thể từ mẹ được đưa qua nhau thai ở những tháng cuối thai kỳ, đây như món quà vô cùng quý báu mà cơ thể mẹ dành cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ cũng chứa kháng thể IgA và các chất dinh dưỡng hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả. Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu sau sinh, nếu được bú mẹ đầy đủ, trẻ được cung cấp một lượng kháng thể sẽ ít bị mắc bệnh hoặc có mắc thì cũng nhẹ hơn so với các bé khác.

Tuy nhiên, miễn dịch bẩm sinh hay miễn dịch thụ động bé nhận được từ mẹ này không tồn tại lâu dài. Sau vài tháng, kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ giảm nhanh. Lúc này, trẻ rất cần đến một giải pháp bảo vệ bổ sung, để tăng cường sức đề kháng.

Miễn dịch đáp ứng (miễn dịch chủ động)

Đây là miễn dịch được tạo ra trong quá trình cơ thể bé phát triển và tiếp xúc với môi trường, được hình thành sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh hoặc được tiêm phòng vacxin. Cơ thể bé thu được miễn dịch chủ động khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (tác nhân gây bệnh), có tính đặc hiệu và hình thành ghi nhớ miễn dịch. Đây cũng chính là nguyên tắc của tiêm phòng vaccine (vắc xin), tiêm chủng.

3. Làm thế nào để “nuôi dưỡng” và phát triển hệ miễn dịch của trẻ trong những năm tháng đầu đời?

Khi bố mẹ có  đầy đủ kiến thức về hệ miễn dịch, hiểu được 2 cơ chế hình thành miễn dịch của bé mẹ sẽ hiểu rõ nguyên nhân những vấn đề mà bé gặp phải và cũng tìm ra được giải pháp giải quyết và khắc phục hiệu quả nhất.

– Với miễn dịch bẩm sinh, sau những tháng đầu tiên nhận được kháng thể từ mẹ truyền cho, khi lượng kháng thể này bắt đầu giảm dần, mẹ cần hỗ trợ trẻ bằng cách bổ sung cho bé các loại dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Các kháng thể (Immunoglobulin IgA, IgG, IgM), protein (đặc biệt lactoferin) và peptides có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, bảo vệ và giúp bé phát triển. Các nghiên cứu chuyên sâu chỉ ra rằng: các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.

Việc cung cấp cho trẻ sữa bổ sung các kháng thể giống như một cách bảo vệ nối tiếp, sau khi miễn dịch bẩm sinh trẻ nhận từ mẹ giảm dần theo thời gian. Bằng cách này, trẻ tiếp tục được tăng cường sức đề kháng, được bảo vệ bằng kháng thể cho đến khi toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể phát triển hoàn thiện. Dưỡng chất này cũng có thể đi vào máu và tạo ra các tác động miễn dịch ở ngoài đường tiêu hóa.

– Với miễn dịch đáp ứng, trong quá trình phát triển cơ thể bé tiếp xúc với các kháng nguyên 1 cách thụ động từ môi trường bên ngoài. Chương trình tiêm chủng, những đợt chủng ngừa sẽ đưa các kháng nguyên vào cơ thể bé 1 cách chủ động. Vắc-xin tiêm chủng là những chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh) được đưa vào cơ thể nhằm tạo ra những kháng thể đặc hiệu, để khi nhiễm mầm bệnh thật, cơ thể có kháng thể sẽ chống trả và tiêu diệt được mầm bệnh.

Trong giai đoạn này, mẹ nên tiếp tục bổ sung cho cơ thể bé kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp 1 lượng kháng thể giúp co thể bé chống lại các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Immunoglobulin là thành phần hiện diện tự nhiên trong sữa mẹ và được bổ sung trong sữa bò non, giúp gia tăng hệ miễn dịch cho bé.

Immunoglobulin  hỗ trợ sự phát triển của hệ thống miễn dịch, làm gia tăng lượng kháng thể IgA, IgG, IgM huyết thanh và giảm tần suất tiêu chảy. Điều này có nghĩa là khi trẻ được bú mẹ hoặc bổ sung thêm sữa non với hàm lượng Immunoglobin cao trẻ có khả năng đề kháng tốt hơn đối với những bệnh như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não…

Hệ miễn dịch khỏe mạnh cho phép trẻ phát triển tốt hơn về mặt thể chất, trẻ nhanh hồi phục sau các đợt ốm nhờ vậy trẻ có nhiều cơ hội khám phá thế giới chung quanh, từ đó học hỏi được nhiều hơn. Điều này mang đến cho trẻ nền tảng phát triển toàn diện và nhiều cơ hội trong tương lai. Khi đã hiểu về từng cơ chế miễn dịch và cả cách hỗ trợ tốt nhất cho các cơ chế miễn dịch này, mẹ đã có thể giúp bé tăng cường miễn dịch tối ưu giai đoạn đầu đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *